
Cảm lạnh từ lâu là một bệnh lý phổ biến, ảnh hưởng đến chất lượng sống hàng triệu người trên thế giới. Các triệu chứng thông thường của cảm lạnh bao gồm:
- Chảy nước mũi/ nghẹt mũi
- Ho
- Hắt hơi
- Đau họng
- Nhức đầu
- Đau nhức cơ thể nhẹ
- Sốt
Các triệu chứng này thường sẽ đạt đỉnh sau 2 đến 3 ngày sau khi nhiễm trùng, và cảm lạnh sẽ kéo dài từ 7 đến 10 ngày tùy thuộc vào sức khỏe của người mắc bệnh. Thông thường cảm lạnh có thể tự khỏi, tuy nhiên đối với các bệnh nhân có sức đề kháng yếu như trẻ em và người lớn tuổi, bệnh có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời.
Đâu là nguyên nhân gây nên cảm lạnh?
Cảm lạnh, một căn bệnh tưởng chừng như đơn giản, nhưng lại là “khách quen” của nhiều người. Tại sao lại như vậy? Để hiểu rõ hơn, chúng ta cùng đi tìm hiểu về những nguyên nhân gây nên căn bệnh này nhé.
- Virus – Nguyên nhân hàng đầu

Virus chính là thủ phạm chính gây ra cảm lạnh. Có đến 200 loại virus khác nhau có thể gây cảm lạnh (CDC, 2024), nhưng rhinovirus là loại phổ biến nhất.
Virus này lây lan rất nhanh qua đường hô hấp, khi người bệnh ho, hắt hơi, hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi họng của người bệnh (Public Health Scotland, 2024). Đó là lí do chính vì sao người bệnh nên giữ khoảng cách nhất định với người khác trong quá trình nhiễm bệnh.
- Môi trường xung quanh cũng “tạo điều kiện”
Thời tiết thay đổi: Theo như nghiên cứu của Ikäheimo et al. (2016), khi thời tiết chuyển mùa, đặc biệt là từ nóng sang lạnh, cơ thể chúng ta chưa kịp thích nghi, khiến sức đề kháng giảm sút, tạo điều kiện cho virus tấn công, gây nên cảm lạnh.
Không khí ô nhiễm: Các chất ô nhiễm trong không khí làm tổn thương niêm mạc đường hô hấp, khiến chúng ta dễ bị nhiễm bệnh hơn (Rebuli et al., 2021).
Không gian kín, ít thông thoáng: Nghiên cứu của Jaakkola và Heinonen (1995) đã chỉ ra rằng, ở những nơi như văn phòng, phòng học, nếu không được thông thoáng, virus sẽ dễ dàng lây lan hơn.

- Cơ thể chúng ta phản ứng ra sao?

Hệ miễn dịch: Khi virus xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ ngay lập tức “đánh đuổi” chúng. Tuy nhiên, nếu virus quá mạnh hoặc hệ miễn dịch quá yếu, chúng ta sẽ bị bệnh.
Các triệu chứng: Các triệu chứng như sổ mũi, hắt hơi, đau họng… chính là những biểu hiện của quá trình cơ thể chống lại virus.
Khả năng gây ra biến chứng: Dù bệnh có thể khỏi sau vài ngày, nó có khả năng gây ra các biến chứng cho cơ thể như viêm xoang cấp tính, viêm tai giữa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.
Khi nào thì bạn nên đi khám bệnh?
Bạn hãy đi khám bệnh ngay nếu các gặp phải các trường hợp sau:
- Khó thở, gây ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ, làm trầm trọng thêm bệnh.
- Sốt cao trên 38 độ C trong nhiều ngày liên tục.
- Nhức đầu gây khó khăn cho sinh hoạt hằng ngày
- Bệnh nhân có tiền sử với các bệnh lý tai – mũi – họng mãn tính như viêm xoang.
Trong trường hợp trẻ em và người lớn tuổi, bệnh nhân nên được chữa trị kịp thời vì hệ miễn dịch yếu có thể làm trầm trọng bệnh và gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe. Ngoài ra, việc tự điều trị có thể gây nguy hiểm nếu như nhầm lẫn cảm lạnh với cảm cúm, hai bệnh lý này có sự tương đồng về triệu chứng. Tuy nhiên cảm cúm thường có triệu chứng nặng hơn và gây ra biến chứng nghiêm trọng hơn nếu không điều trị kịp thời. Chính vì vậy, nếu bạn cảm thấy các triệu chứng tăng theo thời gian và trở nên nặng hơn, bạn nên đến bác sĩ để được chuẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.
Các chương pháp điều trị
Cảm lạnh thường gây ra nhiều phiền toái với các triệu chứng như sổ mũi, hắt hơi, đau họng. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể tự chăm sóc bản thân tại nhà để nhanh chóng hồi phục.
Nghỉ ngơi đầy đủ là điều quan trọng hàng đầu. Cơ thể cần thời gian để chống lại virus gây bệnh. Hãy tạo một không gian yên tĩnh, ấm áp và dành thời gian cho giấc ngủ
Uống nhiều nước giúp làm loãng dịch nhầy, giảm tắc nghẽn mũi và hỗ trợ quá trình thải độc của cơ thể. Nước ấm pha chút chanh và mật ong không chỉ làm dịu cổ họng mà còn tăng cường hệ miễn dịch.
Vệ sinh mũi họng thường xuyên bằng nước muối sinh lý giúp loại bỏ vi khuẩn, giảm viêm và thông thoáng đường hô hấp. Bạn có thể sử dụng bình xịt mũi hoặc súc miệng bằng nước muối ấm.
Chế độ ăn uống cân bằng cũng đóng vai trò quan trọng. Các loại thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi sẽ giúp tăng cường sức đề kháng. Ngoài ra, súp gà cũng là một lựa chọn tuyệt vời để làm ấm cơ thể và cung cấp dưỡng chất.
Đi khám bệnh và sử dụng thuốc theo đơn bác sĩ như thuốc giảm đau, hạ sốt, thuốc thông mũi có thể giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu. Tuy nhiên, hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Lưu ý: Nếu các triệu chứng không cải thiện sau vài ngày hoặc trở nặng (khó thở, sốt cao, đau ngực), hãy đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời.
Liên hệ ngay chúng tôi